Tìm hiểu về nghi lễ cưới hỏi truyền thống ở Việt Nam

Nghi lễ cưới hỏi truyền thống ở Việt Nam

Nghi lễ cưới hỏi truyền thống của Việt Nam đã có từ lâu đời. Ngày nay, tuy có nhiều sự cách tân và thay đổi nhưng vẫn còn những thủ tục cần tuân thủ.  Hãy cùng EddyMedia tìm hiểu về những nghi lễ cưới hỏi quan trọng này nhé

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi tổ chức đám cưới

Lễ dạm ngõ

Đây là một phần của nghi lễ cưới hỏi truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ dạm ngõ ngày nay không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân.

Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Lễ dạm ngõ là nhà trai sẽ mang lễ vật như trầu, cau, rượu, chè sang nhà gái. Trong đó, trầu cau là lễ vật chính. Vì theo quan niệm của người Việt “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là biểu thị cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gắn kết bền chặt, thủy chung như câu chuyện cổ tích trầu cau của người xưa để lại. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ cưới hỏi đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi là một trong những phần chính vẫn được duy trì. Thủ tục cưới này đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Theo cách gọi của mộc mạc của dân gian đó là ngày bỏ rào. Lễ ăn hỏi cũng là dịp để hai gia đình ngồi lại với nhau để định ngày cưới.

Lễ vật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Số lượng mâm lễ hoa quả có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.

trap-le-an-hoi
Xem thêm: Xu hướng mẫu rạp ăn hỏi đẹp 2020

Lễ cưới

Phần 1: Lễ xin hôn

Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

trap-xin-dau

Phần 2: Lễ rước dâu

Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật (nếu nhà gái yêu cầu) để đón cô dâu về nhà. Trong ngày đón dâu, gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.

le-don-dau-dep
Xem full bộ ảnh: Phóng sự cưới Trần Tùng – Đồng Ngọc

Phần 3: Đãi tiệc

Sau các nghi lễ cưới hỏi truyền thống tại gia đình, uyên ương sẽ tổ chức tiệc cưới dành để mời khách, thông báo tin kết hôn, cảm ơn mọi người cùng đến chung vui. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ cưới hỏi kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về ra mắt họ hàng chú rể.

nghi-le-dam-cuoi
Cô dâu chú rể đi chúc rượu khách khứa. Tiệc tại Vạn Hoa-Thái Thịnh

Phần 4: Lễ lại mặt

Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Nhưng thông thường, nghi lễ này thường tiến hành vào buổi sáng, hiếm khi để sang tới buổi chiều muộn.


Trên đây là những nghi lễ cưới hỏi cần thiết, quan trọng trong đám cưới, nhưng tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục từng miền mà hai gia đình có thể thống nhất việc gộp lễ, hoặc bỏ qua các nghi lễ không cần thiết. 

Trường hợp gia đình chưa rõ về các thủ tục trong từng buổi lễ, ekip chụp ảnh hôm đó của gia đình có thể hỗ trợ, hướng dẫn cho gia đình. Bởi vậy, việc lựa chọn 1 ekip chụp phóng sự cưới cho ngày trọng đại của mình nên được kĩ lưỡng, tìm 1 studio uy tin, nhiều kinh nghiệm. 

Xem thêm: Tiệc ngoài trời – phong cách lễ cưới mới của giới trẻ

Nên chụp ảnh truyền thống hay phóng sự cưới

Dịch vụ chụp phóng sự cưới uy tín

 

         
Contact Me on Zalo